Contents
Thai 26 tuần là mấy tháng?
Theo các bác sĩ, thông thường thai 26 tuần là thời điểm mà cả mẹ và em bé bước sang tháng thứ 6 của thai kỳ. Hay nói cách khác, đây cũng là tháng cuối cùng của giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2.
Thai nhi 26 tuần tuổi đang trong giai đoạn phát triển với tốc độ nhanh chóng, để hoàn thiện các cơ quan, chức năng của cơ thể cũng nhưng đạt chỉ số tốt nhất về cân nặng và kích thước trước khi được chào đời.
Thai nhi 26 tuần tuổi là lúc mà bé đã bước sang tháng thứ 6 của thai kỳ
Ở thời điểm thai 26 tuần, sự phát triển của bé được thể hiện qua những dấu hiệu sau:
- Cân nặng: Thai nhi 26 tuần có cân nặng khoảng 900g và dài khoảng hơn 36cm khi bé duỗi chân. Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy cơ thể bé bằng với kích cỡ một cây xà lách Mỹ.
- Não: Não bé có sự hoạt động tích cực với việc nhiều mô não phát triển hơn so với thời kỳ trước.
- Giấc ngủ của bé: Thai nhi 26 tuần đã có thói quen ngủ và thức dậy theo khung giờ đều đặn mỗi ngày.
- Hoạt động của bé: Thai nhi đã biết nhắm, mở mắt, mút ngón tay, nấc cụt, đạp mạnh vào bụng mẹ và cả một số cử động tay chân khác.
- Phổi: Phổi chưa hoàn thiện, bé nếu bị sinh non ở tuần thứ 26 thường mắc một số vấn đề về hô hấp.
- Mạch máu và tuần hoàn: Tim của thai nhi 26 tuần đã bơm được máu đồng thời mạch máu cũng đã phát triển tới mức có thể hoàn thành tốt chức năng của mình.
- Dây rốn: Dây rốn của thai nhi 26 tuần đã dày và khỏe hơn, nhờ vậy các chất dinh dưỡng có thể được tăng cường bổ sung từ cơ thể mẹ qua cơ thể bé.
Thai nhi 26 tuần tuổi đã mọc tóc và lông mi
Không chỉ với em bé, cơ thể mẹ bầu trong tuần thứ 26 cũng có nhiều biến đổi. Cụ thể:
- Bị đau lưng, chuột rút bắp chân: Tình trạng này xuất hiện do tử cung của mẹ bầu lớn và nặng hơn đáng kể so với thời kỳ trước. Vì vậy, nó gây nhiều áp lực các dây thần kinh ở chân và đặc biệt là vào vị trí các tĩnh mạch, khiến máu bị đưa từ chân trở lại tim.
- Rốn to và lồi: Khi bước vào tuần 26 của thai kỳ, tử cung của bạn thường cao hơn rốn khoảng 1cm. Việc phình ra của tử cung nhằm mục đích đẩy phần bụng bầu về phía trước. Điều này khiến rốn của bà bầu nhô ra, tuy nhiên nó sẽ trở về trạng thái bình thường khi bạn sinh em bé ra.
- Mất ngủ: Những ảnh hưởng của việc mang thai trong tuần thứ 26 đa số đều khiến các mẹ bầu khó đi vào giấc ngủ hơn. Để giảm thiểu tình trạng này, bạn nên uống nhiều nước và vận động nhẹ nhàng mỗi ngày để thư giãn gân cốt, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.
Cách tính tuổi thai chuẩn nhất mẹ bầu cần biết
Tuổi thai là độ dài của thai kỳ được tính từ sau ngày đầu tiên sau khi kỳ kinh cuối kết thúc. Chỉ số này được có thể được tính bằng ngày, tuần và tháng. Tuy nhiên, nó chỉ được tính ở mức độ tương đối chính xác theo tuần, ngoại trừ trường hợp bé được thụ tinh trong ống nghiệm. Sau đây sẽ là một số cách tính tuổi thai chuẩn mà bạn có thể tham khảo.
Dựa vào chu kỳ kinh nguyệt để tính tuổi thai
Dựa vào chu kỳ kinh nguyệt để tính tuổi thai là cách tính phổ biến nhất, mang độ chính xác cao. Tuy nhiên, để áp dụng cách này, bắt buộc người mẹ phải nhớ chính xác được ngày đầu tiên sau khi kỳ kinh nguyệt cuối cùng kết thúc. Khi nhớ được ngày này, bạn cần chuẩn bị cho mình một cuốn lịch hoặc 1 vòng tròn tính tuổi thai để tính tuổi thai (Dụng cụ này có bán ở các hiệu thuốc).
Bà mẹ có thể mua vòng tròn tính tuổi thai nhi tại các hiệu thuốc uy tín
Chị em có thể thực hiện cách tính tuổi thai theo chu kỳ kinh nguyệt dựa trên ví dụ sau: Nếu ngày có kinh cuối cùng của bạn là 1/11/2020 thì thì đến ngày 28/2/2021 thai nhi đã được 7 tuần tuổi sau đó, tiếp tục tính tiếp lên để ra tuổi thai mà bạn muốn biết hay ngày dự sinh. Hoặc đơn giản hơn, để tính ngày dự sinh, mẹ bầu hãy lấy mốc là ngày đầu tiên sau khi hết kỳ kinh cuối cộng thêm 40 tuần.
Thực hiện siêu âm để tính tuổi thai
Cách tính tuổi thai này được đa số người áp dụng bởi tính tiện lợi và không cần phải nhớ ngày kinh cuối của mình. Theo các bác sĩ sản khoa, thai nhi được 5 tuần tuổi đã có thể nhìn thấy phôi thai và từ 7 đến 8 tuần tuổi đã nghe được tim thai dựa vào việc siêu âm.
Bên cạnh đó, việc đo đường kính lưỡng đỉnh BDP khi siêu âm thai cũng là biện pháp xác định tuổi thai ở tuần thứ 20 đến 30, tuy nhiên sau khoảng thời gian này thì độ chính xác không còn được đảm bảo. Ngoài ra chiều dài từ phần đầu đến phần mông của thai nhi đã có thể đo được bằng biện pháp này từ tuần 5 đến tuần 12.
Hướng dẫn: Chăm sóc sức khoẻ mẹ bầu tuần thai 26
Ở tuần thai thứ 26,lúc này não của thai nhi sẽ phát triển nhanh,chính vì vậy mẹ cầu cần bổ sung nhiều acid béo để giúp bé phát triển hệ thần kinh. Bên cạnh đó mẹ cũng cần bồi bổ cơ thể bằng các loại vitamin, canxi và sắt qua các thực phẩm lành mạnh:
- Bổ sung chất béo qua các nguồn thực phẩm như: hạt bí, hạt lạc, mè, hướng dương…) các loại cá hoặc các loại dầu chế biến sẵn như dầu đậu nành,dầu cá hồi hoặc bơ…
- Sử dụng thực phẩm giàu vitamin C như cam,chanh,bưởi, dâu tây, ổi…
- Thực phẩm chứa nhiều chất xơ trong các loại rau xanh để hạn chế tình trạng táo bón.
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể. Lượng nước đủ cho cơ thể mẹ bầu rơi vào khoảng 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
- Những thực phẩm giàu phốt pho và canxi mẹ bầu cũng cần bổ sung cho cơ thể để tránh tình trạng chuột rút như súp lơ xanh,phô mai,sữa và các chế phẩm từ sữa…
Mẹ bầu ở tuần 26 lúc này bụng đã lớn dần, chính vì vậy mẹ cần hết sức nhẹ nhàng khi vận động. Để đảm bảo sự linh hoạt và sức khoẻ,mẹ bầu có thể tập một vài động tác thể dục hoặc yoga nhẹ nhàng,phù hợp với bà bầu. Đi bộ thường xuyên cũng là một các bà bầu thư giãn.
Mẹ bầu nên tránh các hoạt động mạnh,tránh xa các bài tập mất nhiều sức lực. Không nên làm việc nặng,bê vác đồ vật nặng và cồng kềng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
Song song với chế độ dinh dưỡng hợp lý,mẹ bầu cũng cần có một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học để đảm bảo sức khoẻ cho mẹ và sự phát triển thuận lợi cho bé.
Thời điểm này mẹ bầu cần được nghỉ và thư giãn nhiều hơn. Mẹ bầu có thể làm những điều mình thích như nghe nhạc,đọc sách hay nói chuyện với một vài người bạn để tâm lý được thoải mái tránh căng thẳng. Mẹ bầu nên ngủ đủ giấc và ngủ sớm để tránh mệt mỏi cho cơ thể sẽ ảnh hưởng tới thai nhi.
Siêu âm, thăm khám định kỳ để đảm bảo cho bé yêu được an toàn khoẻ mạnh
Điều quan trọng là ba mẹ đừng quên việc thăm khám thai định kỳ để theo dõi tình trạng của con và sức khoẻ của mẹ trong giai đoạn mang thai này.
Bài viết vừa rồi đã giải đáp giúp chị em thắc mắc về việc thai nhi 26 tuần là mấy tháng và cách tính tuổi thai dựa theo chu kỳ kinh nguyệt hay chỉ số siêu âm. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn, nhất là những người mang thai lần đầu.