Điểm danh các loại hạt tốt cho bà bầu và thai nhi

Điểm danh các loại hạt tốt cho bà bầu và thai nhi
Điểm danh các loại hạt tốt cho bà bầu và thai nhi

Đồ ăn vặt là một phương pháp tốt bổ sung năng lượng và dinh dưỡng cho bà bầu, đặc biệt trong các tường hợp 3 tháng đầu nghén, ăn uống khó…hay 3 tháng cuối thai suy dinh dưỡng, đòi hỏi phải có chế độ chăm sóc đặc biệt khác bình thường. Nếu bà bầu tích cực bổ sung các thực phẩm giàu đường mỡ thì dẫn đến mẹ béo phì, tiểu đường…Do đó, các loại hạt là một trong các giải pháp chọn lựa và có thể bổ sung năng lượng, chất xơ, các vi chất, tiện lợi bổ sung giữa các bữa chính… Đâu là các loại hạt tốt cho bà bầu? Cùng Huggies và bác sĩ Bùi Thị Thu Hà tìm hiểu 11 loại hạt dinh dưỡng cho bà bầu trong bài viết đưới đây mẹ nhé!

>> Xem thêm:

  • Những loại trái cây tốt cho bà bầu
  • Các thực phẩm bổ sung canxi cho bà bầu hiệu quả trong thai kỳ

Các loại hạt tốt cho bà bầu

  1. Hạt óc chó

    Thành phần: giàu vitamin E, omega-3 (mỗi 100g hạt óc chó có chứa khoảng 65g chất béo, 15g protein và 654 Kcal), axit hữu cơ và phốt pho,… Đặc biệt, các axit hữu cơ có trong quả óc chó được được chứng minh là có tác dụng kích thích sự phát triển não bộ của thai nhi.

    Mỗi ngày mẹ bầu nên sử dụng từ 6-8 quả óc chó trong thực đơn ăn phụ của mình.

  2. Hạt hạnh nhân

    Hạt hạnh nhân có tác dụng gì cho bà bầu? Trong hạt hạnh nhân có chứa:

    • Hàm lượng omega-3 dồi dào, là một nguồn dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và trí thông minh của em bé sau khi sinh ra.
    • Folate và axit folic: ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
    • Magiê: giảm nguy cơ sinh non, kích thích sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.

    Mỗi ngày, mẹ bầu nên ăn khoảng 28 gram hạnh nhân (tương đương 23 hạt)

    >> Xem thêm:

    • Thực đơn hàng ngày cho bà bầu sao cho đủ chất
    • Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu
    • Có thai không nên ăn gì?

    Tã quần cao cấp Huggies Platinum Naturemade

    Tã quần cao cấp Huggies Platinum Naturemade với khả năng duy trì khô thoáng cho da bé lên đến 12 tiếng (Nguồn: Huggies)

  3. Hạt dẻ

    Chứa rất nhiều protein, canxi, chất béo, sắt, kẽm, phốt pho và vitamin…cung cấp năng lượng, tăng lưu lượng máu, cung cấp chất dinh dưỡng cho hệ cơ xương.

  4. Hạt chia

    Trong hạt chia có chứa:

    • Giàu các axit béo Omega-3 cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Trong mỗi 100g hạt chia có chứa tới 19.3g Omega-3, tương đương cao gấp 8 lần so với trong cá hồi cũng như cao hơn rất nhiều lần so với các thực phẩm chứa Omega-3 khác.
    • Hàm lượng axit folic cao (tỉ lệ 83.33mcg/100g hạt): giúp bổ sung hồng cầu và phòng ngừa các khuyết tật về ống thần kinh của thai nhi.

    Mỗi ngày, mẹ bầu nên sử dụng 1-2 thìa hạt chia mỗi ngày

  5. Hạt sen

    Thành phần: giàu protein, canxi, và phốt pho… : tốt cho sức khỏe tinh thần của mẹ bầu và sự phát triển hệ thần kinh và não bộ của thai nhi.

    Có thể chế biến hạt sen thành các món bổ dưỡng như gà hầm hạt sen, chè hạt sen… để ăn mỗi tuần.

  6. Hạt đậu phộng

    Trong đậu phộng có chứa

    • Hơn 10 axit amin: cần thiết cho cơ thể, giúp kích thích tái tạo các tế bào não, phát triển tư duy và tăng cường trí nhớ.
    • Folate: giúp ngăn ngừa các dị tật ống thần kinh ở thai nhi

    Lưu ý: đậu phộng giàu lipid. Để tiêu thụ được một lượng đậu phộng vừa đủ, nên luộc. Không nên chiên vì dầu mỡ khiến no lâu, béo phì

  7. Hạt mắc ca

    Trong hạt mắc ca có chứa vitamin A, B,E, các khoáng chất, protein và axit béo giúp mẹ bầu có hệ miễn dịch khỏe mạnh, hỗ trợ chứng nghén ăn và hỗ trợ khôi phục lại năng lượng đã mất,….

    Hàm lượng: 4-5 hạt/ngày.

  8. Hạt bí

    Hạt bí mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ của mẹ bầu:

    • Cung cấp sắt, kali, chất béo, vitamin, calorie…
    • Giàu axit pantothenic (vitamin B5): giúp giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa cao huyết áp,nhồi máu cơ tim, đột quỵ, chống lão hóa, tăng sức đề kháng.
    • Kẽm: 28g hạt bí sẽ có hơn 2 mg, tăng cường hệ miễn dịch
    • Magne: lợi cho huyết áp, giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch, giảm căng thẳng
    • Phytosterol: hạn chế được lượng Cholesterol xấu LDL
    • Omega-3: lợi cho hệ thần kinh bé và mẹ
    • Lariciresinol, medioresinol, pinoresinl.: protein mang tính kháng khuẩn
  9. Hạt điều

    Thành phần: Một ounce (28 gram) hạt điều chưa rang (hạt điều thô), không ướp muối cung cấp cho bạn lượng chất dinh dưỡng sau đây: Lượng calo: 157, Protein: 5 gram, chất béo: 12 gram, Carbs: 9 gram, chất xơ: 1 gram, các nguyên tố vi lượng khác như đồng, Magie, Mangan, Kẽm, Photpho, Sắt, Selen…giúp cung cấp năng lượng và xây dựng hệ cơ bắp khỏe mạnh và hệ xương chắc khỏe cho thai nhi.

    Lượng hạt: 15 hạt/ ngày

  10. Hạt hướng dương

    Trong hạt hướng dương có chứa:

    • Vitamin E: hạt hướng dương là nguồn bổ sung tốt nhất, giúp phát triển niêm mạc, nội mạc, thúc đẩy lưu thông máu tốt hơn, ngăn chặn đông máu.
    • Hàm lượng protein cao trong khi lượng calorie khá thấp.
    • Sắt, kali, kẽm, magiê: giúp bà bầu tránh được tình trạng thiếu máu.
  11. Nho khô

Trong nho khô có chứa:

  • Rất ít chất béo nhưng lại sinh nhiều năng lượng, dễ bảo quản, là món ăn bỏ túi cho bà bầu do mùi vị thơm ngon, tiện lợi, đặc biệt có hàm lượng đường nhất định chống hạ đường huyết
  • Chất sắt: phù hợp cho các sản phụ thiếu máu
  • Vitamin A, C, canxi, magiê và kali: có lợi cho các sản phụ cao huyết áp, mạch vành
  • Chất xơ

Tóm lại, các loạt hạt dinh dưỡng cho bà bầu có chứa những chất sau đây:

  • Chất béo không bão hòa đơn, không bão hòa: ổn định lượng cholesterol, làm chậm quá trình lão hóa chức năng của não bộ
  • Omega 3: phát triển não bộ bé, tăng cường trí nhớ mẹ
  • Vi lượng: Natri, kali tự nhiên từ thực vật, giúp duy trì huyết áp tốt hơn. Magne lợi cho huyết áp, giảm căng thẳng
  • Các vitamin và khoáng chất: chống oxy hóa, giảm tổn thương, kháng viêm, tăng cường miễn dịch, tái tạo tế bào, phát triển niêm mạc tế bào, tăng thị lực
  • Chất xơ và sterol thực vật: giúp giảm lượng hấp thu cholesterol từ thành ruột, nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hoá.
  • Protein, chất béo nguồn gốc từ thực vật: tốt hơn, giảm nguy cơ béo phì rất nhiều so với Protein và chất béo bắt nguồn từ động vật

Ăn các loại hạt tốt cho bà bầu sao cho đúng cách?

  • Mua nơi có uy tín
  • Đảm bảo hạt chất lượng, rõ nguồn gốc, có hạn sử dụng
  • Sử dụng đúng hàm lượng như khuyến cáo
  • Chế biến: luộc, rang, hếp, trộn…chế biến cùng các món khác tuỳ theo từng loại hạt
  • Không để qua đêm

Nếu mẹ bầu dị ứng với các loại đậu và hạt thì phải làm sao?

Triệu chứng dị ứng các loại hạt thường bao gồm:

  • Nhẹ:
    • Da: Mề đay, ngứa
    • Nghẹt mũi: Hắt hơi
    • Buồn ói, tiêu chảy
  • Nặng:
  • Phù
  • Khó thở
  • Tụt huyết áp, thay đổi nhip tim
  • Các dấu hiệu sinh tồn: bị đe doạ
  • Nặng nhất: sốc phản vệ, đe doạ tính mạng

Cách xử lý khi mẹ bầu bị dị ứng đậu và hạt

  • Nhẹ: dùng thuốc kháng histamin
  • Nặng: đến bệnh viện gần nhất cấp cứu

Với các trường hợp dị ứng nhưng do ăn nhiều loại thức ăn, không rõ tác nhân thì mẹ có thể tìm tác nhân dị ứng tại bệnh viện da liễu nhé.

Mẹ có thể tìm hiểu thêm các thực đơn dành cho mẹ bầu trong phần tra cứu thực đơn của Huggies nhé.

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Mang thai hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.