Phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam nói chung rất đa dạng phong phú .Thời xưa cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy thì một lễ cưới diễn ra không những trang trọng mà còn rất cầu kỳ. Bởi hôn nhân thời đó được cho là hỷ sự của cả một đời người, hôn nhân là ngọn nguồn, là cội rễ đời sống lứa đôi hạnh phúc, vì vậy nhất thiết phải được sự đồng ý của cha mẹ đôi bên.Trong bài viết dưới đây, các cặp đôi tham khảo bài viết của Linh nga Bridal để các bạn có thêm những kiến thức và sự chuẩn bị kỹ càng với nghi lễ thành hôn.
1.Lễ dạm ngõ
Nhà trai: Các bậc trưởng lão chuẩn bị, kiểm tra, sắp xếp lại các mâm quả sính lễ được phủ khăn để xuất phát đi đón dâu.
2. Khi đón dâu
Nhà trai: Đến cổng nhà gái, đội hình nhà trai sắp xếp lại thứ tự ngay ngắn, chỉnh tề. Sau đó, đại diện nhà trai xin phép đại diện nhà gái được nhập gia. Hai bên gia đình uống rượu và bắt tay nhau.
Nhà gái: Đội hình đón lễ bên nhà gái ổn định chỗ đứng. Hai bên trao mâm quả sính lễ sau đó cùng bước qua cổng nhà gái vào bên trong. Theo sau là quan khách đoàn nhà trai.
3. Cử hành hôn lễ
Chương trình lễ cưới nhà gái:
Sau khi hai gia đình ổn định chỗ ngồi, nhà gái mời nhà trai dùng trà và bánh kẹo. Người đại diện nhà trai và nhà gái lần lượt phát biểu. Tiếp đến, đại diện nhà trai xin phép cho mời cô dâu ra mắt hai họ. Chú rể sẽ đón và trao hoa cầm tay cho cô dâu. Cặp đôi từ nhà trong đi ra để cúi chào hai bên gia đình. Nhà trai phát biểu xin dâu, rồi cô dâu và chú rể sẽ đứng trên sân khấu và trao nhẫn cưới cho nhau trước sự chứng kiến của hai bên gia đình.
Sau đó, cô dâu chú rể tiến đến bàn gia tiên để thắp nhang, cúi lạy tổ tiên. Ở một số gia đình sẽ có thể thực hiện nghi thức lên đèn. Cô dâu chú rể tiếp tục di chuyển ra ngoài mời trà cha mẹ và các bậc trưởng thượng. Xong xuôi, gia đình nhà gái sẽ trao quà cưới và chụp ảnh lưu niệm với hai vợ chồng.
Lúc này, các quan khách ăn bánh, uống một vài tuần trà, chờ đến giờ xuất phát về nhà trai. Khi giờ đẹp đã điểm, đại diện nhà trai xin phép được đón dâu và rót rượu mời và bắt tay đại diện nhà gái. Trước khi nhà trai ra về, nhà gái sẽ lại quả cho nhà trai.
Chương trình lễ cưới nhà trai:
Khi đến nhà trai, hai bên gia đình ổn định chỗ ngồi để tiến hành làm Lễ Gia Tiên. Cô dâu chú rể thắp nhang cúi lạy tổ tiên. Đại diện nhà gái phát biểu trao dâu, nhà trai phát biểu nhận dâu. Sau đó, cô dâu chú rể mời trà rượu cha mẹ và các bậc trưởng thượng. Tiếp đến, nhà trai trao quà cưới cho cô dâu, chú rể.
4. Các bước trong cử hành hôn lễ
Trước giờ cử hành hôn lễ: Nhân sự nhà trai, nhà gái sắp xếp chỗ ngồi cho khách. Mời bánh kẹo, trà nước. Chiếu slide ảnh cưới, hoặc bộ phim ngắn về cô dâu chú rể cho khách mời xem trong khi chờ tới giờ cử hành hôn lễ.
Cử hành hôn lễ: Phần này có thể diễn ra trong khoảng 30 phút đến 1 tiếng, tùy thuộc vào phong tục tập quán của từng gia đình.
Các nghi lễ quan trọng nhất trong lễ thành hôn bao gồm:
- Giới thiệu cô dâu chú rể
- Giới thiệu hai bên gia đình
- Giới thiệu sơ lược quá trình tình yêu của hai người
- Thực hiện các nghi thức cưới như trao nhẫn, cắt bánh, rót rượu, uống rượu giao bôi, mời rượu cha mẹ, quan khách, trao quà, chụp ảnh lưu niệm…
- Cảm ơn các vị khách đã tới chung vui và mời nhập tiệc
Tiệc cưới diễn ra: Cô dâu chú rể đi mời rượu từng bàn tiệc. Đồng thời trên sân khấu có thể diễn ra các tiết mục chúc mừng đám cưới. Tiết mục khiêu vũ nên được bắt đầu sau khi khách mời đã dùng xong tiệc.
Kết thúc lễ cưới: Khách mời ra về. Cô dâu chú rể đứng ở cổng để mời thuốc, mời trầu và bắt tay từng khách để tỏ lòng biết ơn.
Trên đây là những nghi lễ, nghi thức cũng như lễ vật cần thiết trong ngày cưới. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho các cặp đôi uyên ương trong việc lên kế hoạch lễ cưới của mình!
Ngoài ra, Linh Nga Bridal hiện cũng đang cho thuê áo cưới với nhiều mẫu đẹp thiết kế xu hướng 2019 hiện nay. Nếu cần tư vấn chọn mẫu hoặc xem qua hãy liên hệ hotline cho chúng tôi để được hỗ trợ.