Đứng trước dòng chảy thời gian, đám cưới của người Việt Nam ngày nay đã thay đổi rất nhiều so với trước đây. Chính vì vậy, chúng ta hãy cùng khám phá về 6 lễ trong đám cưới, hay còn gọi là lục lễ của người Việt xưa để hiểu hơn về phong tục truyền thống và nét đẹp văn hóa của dân tộc ta. Hãy cùng tìm hiểu ngay!
Contents
1. 6 lễ trong đám cưới xưa
1.1. Lễ nạp thái
Trong lễ tục hôn nhân truyền thống “nạp thái”, nhà trai mang đến đôi chim nhạn để làm sính lễ. Lễ này dùng chim nhạn vì chim nhạn biểu trưng cho sự thuận theo thời tiết âm dương và hàm ý người vợ sẽ theo đạo nghĩa của người chồng. Lễ nạp thái còn được gọi là lễ chạm ngõ, một lễ nghi đơn giản mà bà mối sẽ dẫn đoàn của nhà trai sang thăm nhà gái. Lễ này để gia đình nhà trai xem mặt và xem tướng của cô gái, đồng thời là bước đà cho nhà trai coi gia cảnh và gia phong của nhà gái.
1.2. Lễ vấn danh
Trong lễ này, nhà trai sẽ xin ngày tháng năm sinh của cô gái để về xem tuổi. Nếu mệnh của hai người tương sinh thì rất hợp, ngược lại thì là tương khắc. Sau đó, người ta xét kỹ đến hệ can chi để tính toán chuẩn xác hơn.
1.3. Lễ nạp cát
Sau lễ vấn danh, nếu bên nhà trai thấy đôi trẻ hợp tuổi sẽ đánh tiếng để xin làm lễ ăn hỏi. Tất nhiên sẽ phải chọn ngày lành tháng tốt. Lễ vật trong lễ này thường là buồng cau, rượu, trầu, cau.
1.4. Lễ nạp trưng
Lễ nạp trưng hay còn gọi là lễ thách cưới. Nội dung của lễ này là nhà gái đòi hỏi nhà trai phải nạp sính lễ gì.
1.5. Lễ thỉnh kỳ
Đây là lễ xin định ngày giờ làm lễ cưới, tuy nhiên ngày giờ cũng đã do bên nhà trai quyết định rồi và chỉ hỏi lại ý kiến bên gái mà thôi.
1.6. Lễ thân nghinh
Khi đã được nhà gái ưng thuận, ngày giờ đã định, bên nhà trai sẽ mang lễ vật sang làm lễ rước dâu về.
2. Những nghi lễ trong đám cưới người Việt thời hiện đại
2.1. Lễ chạm ngõ
Lễ chạm ngõ là buổi gặp gỡ trực tiếp giữa hai bên gia đình. Buổi lễ này không cần vai trò hẹn trước của người mai mối và cũng không cần lễ vật rườm rà. Hai nhà nói chuyện để bàn chuyện xem ngày, chọn ngày cùng những thủ tục khác cho lễ ăn hỏi và lễ cưới.
2.2. Lễ ăn hỏi
Vào ngày này, nhà trai sẽ mang theo các mâm tráp đựng sính lễ đến ra mắt nhà gái với mong muốn hỏi người con gái về làm vợ, làm dâu trong gia đình.
3. Lễ xin dâu
Lễ xin dâu đã có mặt từ rất lâu đời nhưng đến nay thì có một số gia đình thường bỏ qua để đơn giản hơn trong phong tục cưới hỏi.
4. Lễ rước dâu
Trong ngày lễ này chú rể sẽ mang hoa cưới hoặc lễ vật đến đón cô dâu về nhà.
5. Lễ lại mặt
Lễ lại mặt là tục lệ cuối cùng của các lễ trong đám cưới. Thời gian đôi vợ chồng về lại mặt nhà gái thường là ngay sau ngày cưới.
Theo thời gian, 6 lễ trong đám cưới xưa đã được lược bớt để tiết kiệm thời gian và chi phí, song về cơ bản thì chúng vẫn được xây dựng dựa trên nét văn hóa từ lâu đời mà ông bà để lại. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn có thêm thông tin thú vị và hữu ích. Chúc bạn có những phút giây thư giãn tuyệt vời.