Hãy để chúng tôi giúp bạn viết những thiệp cưới nhà trai – nhà gái độc đáo và đầy đủ nhất. Chúng tôi hiểu rằng lời mời là cách thể hiện lòng trân trọng đối với khách mời. Qua bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn viết thiệp cưới cho bên nhà gái và bên nhà trai sao cho hợp lý nhất.
Contents
- 1 Quy tắc viết thiệp cưới
- 2 Lễ Vu Quy và Lễ Thành Hôn
- 3 Cách viết thiệp cưới đơn giản
- 4 Lưu ý khi viết tên cô dâu và chú rể
- 5 Cách viết thiệp nhà trai và nhà gái
- 6 Trường hợp đặc biệt
- 7 Viết thiệp mời họ hàng, bạn bè
- 8 Cách viết thiệp mời bạn bè đã có gia đình
- 9 Cách viết thiệp mời bạn bè độc thân
- 10 Cách viết thiệp mời đồng nghiệp, sếp
- 11 Lưu ý khi viết và mời thiệp cưới
Quy tắc viết thiệp cưới
Trước tiên, hãy xem qua 3 mẫu thiệp cưới cơ bản dành cho nhà gái và nhà trai. Chúng ta sẽ phân tích những yếu tố giống và khác nhau của hai loại thiệp này.
Thiệp cưới dành cho nhà gái
Thêm 1 mẫu thiệp dành cho nhà gái
Mẫu thiệp cơ bản dành cho nhà trai
Nhìn kỹ ba mẫu thiệp trên, chúng ta có thể thấy có một số quy tắc cơ bản khi viết thiệp cưới:
- Thiệp nhà gái: Tên cô dâu đứng phía bên trái hoặc phía trên so với tên chú rể. Thông tin bố mẹ nhà gái nằm bên trái.
- Thiệp nhà trai: Tên chú rể đứng phía bên trái hoặc phía trên so với tên cô dâu. Thông tin bố mẹ nhà trai nằm bên trái.
- Lễ Vu Quy: Tổ chức tại nhà gái và diễn ra trước Lễ Thành Hôn.
- Lễ Thành Hôn: Tổ chức tại nhà trai hoặc nhà hàng tiệc cưới.
Chỉ có bốn yếu tố trên để phân biệt thiệp nhà trai và nhà gái.
Lễ Vu Quy và Lễ Thành Hôn
Lễ Vu Quy, hay còn được gọi là lễ đón/rước dâu, diễn ra tại nhà gái khi nhà trai đến và xin dâu về. Buổi lễ này thường diễn ra ngắn gọn và luôn tổ chức tại nhà gái. Khi viết thiệp cưới cho nhà gái, bạn có thể chọn in lễ vu quy lên thiệp hoặc chọn lễ thành hôn diễn ra tại nhà trai.
Lễ Vu Quy thường xảy ra trước Lễ Thành Hôn, thời gian xảy ra tùy vào khoảng cách xa hay gần giữa hai nhà trai gái.
Lễ Thành Hôn là buổi lễ chính thức được tổ chức tại nhà trai hoặc nhà hàng tiệc cưới. Tại đây, sẽ có đầy đủ họ hàng cùng chủ hôn thông báo chính thức việc kết hôn. Lễ Thành Hôn luôn được tổ chức tại nhà trai hoặc trung tâm tiệc cưới, trừ trường hợp đặc biệt.
Cách viết thiệp cưới đơn giản
Để viết thiệp cưới một cách dễ dàng, bạn cần tìm hiểu về bố cục thiết kế thiệp cưới cơ bản. Thiệp cưới thường là loại thiệp gập đôi hoặc gập ba. Phần nội dung thiệp được chia thành hai phần riêng biệt:
- Bên trái (hoặc phía trên thiệp): In tên người được mời, họ tên cô dâu chú rể, ngày tháng tổ chức tiệc cưới.
- Bên phải (hoặc phía dưới): Thông báo thời gian tổ chức lễ thành hôn, địa điểm, thông tin bố mẹ hai bên.
Dưới đây là một mẫu thiệp cưới ví dụ:
Trong quá trình viết thiệp, nhớ ghi đầy đủ các thông tin quan trọng như:
- Họ tên cô dâu chú rể.
- Thông tin bố mẹ hai bên.
- Ngày giờ tổ chức tiệc cưới.
- Địa điểm.
Các thông tin chưa chắc chắn có thể để trống và ghi tay sau này.
Lưu ý khi viết tên cô dâu và chú rể
Bạn không nhất thiết phải ghi đầy đủ họ tên của mình vào thiệp. Tên đệm cũng có thể thay đổi sao cho hợp lý. Ví dụ, nếu tên cô dâu là Lê Thị Thơm, bạn có thể viết là Lê Thơm, Hồng Thơm, Alice Thơm, Thơm Lê… Miễn sao tên chính không thay đổi là được.
Tương tự, khi viết tên chú rể, bạn có thể thay đổi, nhưng giữ nguyên tên chính để khách mời không nhầm lẫn sang một người khác. Hạn chế sử dụng tên bí danh, tên riêng ở nhà, biệt danh để in lên thiệp.
Một số vùng địa phương có thêm dòng chữ nhỏ dưới họ tên để phân biệt con thứ mấy trong gia đình. Ví dụ: Trưởng Nam, Trưởng Nữ, Thứ Nam, Thứ Nữ, Út Nam, Út Nữ hoặc là con độc nhất thì là Quý Nam, Ái Nữ.
Cách viết thiệp nhà trai và nhà gái
- Thiệp nhà trai: Tên nhà trai được đặt ở bên trái so với nhà gái. Địa điểm tổ chức tiệc và lễ thành hôn in tại nhà trai. Nếu tổ chức ở nhà hàng, thì đặt tên nhà trai ở bên trái so với nhà gái.
- Thiệp nhà gái: Địa điểm tổ chức tiệc ghi tại nhà gái hoặc Lễ Vu Quy ghi ở bên phải thiệp. Khách mời sẽ tự hiểu đây là thiệp của nhà gái.
Trường hợp đặc biệt
- Trường hợp bố hoặc mẹ đã mất: Tùy vào phong tục địa phương, có thể bỏ trống phần tên bố hoặc mẹ đã mất. Người đọc sẽ tự hiểu.
- Trường hợp có phong tục riêng: Yêu cầu ghi tên bố hoặc mẹ đã mất, có thể viết: Cố phụ + Tên cha hoặc Quả phụ + Tên mẹ hoặc cách gọi khác tùy thuộc vào phong tục riêng.
- Trường hợp bố hoặc mẹ đã ly hôn: Nên tham khảo ý kiến của cả bố và mẹ để quyết định. Thông thường, khi bố hoặc mẹ không tham gia, nên bỏ trống tên.
Ví dụ 1 mẫu thiệp khuyết tên bố bên nhà trai
Viết thiệp mời họ hàng, bạn bè
Viết thiệp mời họ hàng, bạn bè đòi hỏi bạn cẩn thận để tránh nhầm lẫn vai vế. Họ hàng thường có nhiều cách gọi tùy vào mối quan hệ như: Cô, bác, dì, chú, thím, mợ… Ghi ngắn gọn, ví dụ: Trân trọng kính mời: Gia đình Chú A, Gia đình Mợ B… Nên mời cả gia đình để thể hiện sự gần gũi, thân thiện.
Cách viết thiệp mời bạn bè đã có gia đình
Đối với bạn bè đã có gia đình, có thể viết thiệp mời theo các cách sau: Trân trọng kính mời: Gia đình bạn A, Vợ chồng bạn B, Vợ chồng Anh/Chị C… Mời cả cặp vợ chồng để thể hiện sự tôn trọng.
Cách viết thiệp mời bạn bè độc thân
Đối với bạn bè độc thân, có thể viết thiệp mời theo cách sau: Thân mời bạn A cùng người thương…
Cách viết thiệp mời đồng nghiệp, sếp
Đối với đồng nghiệp, nên viết thiệp có kèm chức vụ nếu mối quan hệ không quá thân thiết. Ví dụ: Thân mời Anh A trưởng phòng kinh tế, Chị B phòng tài vụ… Với sếp, tùy vào chức vụ cũng nên ghi tên có kèm chức vụ để tôn trọng.
Lưu ý khi viết và mời thiệp cưới
Khi viết thiệp mời cưới, hãy mời trực tiếp để tạo cảm giác tôn trọng đối với người được mời. Tránh nhờ gửi thiệp, mời qua tin nhắn, Facebook. Nếu địa lý xa, có thể gọi điện, nhưng nếu gặp được trực tiếp sẽ tốt nhất và đảm bảo tỷ lệ khách đến dự cao.
Viết thiệp, nhớ chú ý đặc biệt vai vế, ghi đúng ngày tháng, rõ ràng địa điểm, tránh nhầm lẫn thứ bậc, vai trò, địa chỉ.
Hy vọng với những thông tin trên, bạn có đủ nội dung để viết thiệp cưới đẹp. Hãy truy cập Fiance Media để chọn cho mình mẫu thiệp ưng ý nhất.
Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn in thiệp cưới nhanh và chu đáo nhất.
Hotline: 0888.333.413 (Call/Zalo)
Email: Thiepcuoi88@gmail.com
Facebook: Fiance Media