Chắc chắn các cặp đôi đều biết rằng chi phí cho 1 đám cưới dưới quê sẽ ít hơn chi phí cho 1 đám cưới thành thị nên sẽ giảm bớt ngân sách cho các cặp đôi. Vì vậy, nhiều cặp đôi sẽ bớt được áp lực và gánh nặng về kinh tế khi tổ chức ngày vui của mình. Vậy chi phí cho 1 đám cưới dưới quê là bao nhiêu? Các cặp đôi hãy cùng Nhẫn cưới Kim Ngọc Thủy (KNT) tìm hiểu nhé!
Chọn trang phục cưới
Chi phí thuê trang phục cưới, trang điểm và chụp hình cưới ở quê thường không cao như thành phố. Trước khi quyết định chọn dịch vụ trang điểm cô dâu và thuê trang phục cưới, bạn cần yêu cầu đơn vị cung cấp cho xem trước album chụp các đám cưới trước đó để xem xét có quyết định chọn đặt dịch vụ hay không.
Tốt nhất, bạn tham khảo kiểu tóc, kiểu trang điểm yêu thích và yêu cầu đơn vị dịch vụ trang điểm trước cho mình, yêu cầu họ điều chỉnh cho hợp với bạn hơn. Đơn giản, tự nhiên là tiêu chí hàng đầu khi chọn trang phục. Bạn có thể cân nhắc việc chọn áo dài cưới để mặc suốt tiệc thay vì mặc váy cưới, vì áo dài vừa đẹp vừa phù hợp không gian cưới ở quê nhà.
Trang trí đám cưới
Đối với một đám cưới miền quê thì việc trang trí không quá khó hay tốn kém. Hãy tận dụng sân vườn nhà làm nơi diễn ra buổi lễ, sau khi hoàn tất các việc như dựng rạp và sân khấu, việc còn lại là trang trí. Bạn không cần phải thuê người tổ chức mà chính bạn cũng có thể tự trang trí cho khuôn viên đám cưới cũng như cổng hoa.
“Cây nhà lá vườn” chính là yếu tố tạo nên một cổng hoa đẹp đậm chất dân dã với những tàu lá dừa, cây hoa kết thành vòm. Bạn có thể tận dụng tối đa cổng hoa bằng cách dùng trong lễ gia tiên buổi sáng, sau đó trang trí trong cả tiệc đãi khách buổi tối, như vậy sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí cho một đám cưới ở quê.
Ngoài ra, trên sân khấu diễn ra buổi lễ bạn có thể cắt giảm chi phí về hoa trang trí. Hoa trắng nên tránh vì dễ bị dập nát và đắt hơn. Bạn không nên dùng hoa hồng và hoa lan vì hai loài hoa này quá phổ biến lại đắt tiền. Bạn cũng có thể tự cắt dán chữ cũng như trang trí thêm bằng bong bóng trái tim. Bạn nên tận dụng mượn được càng nhiều thứ càng tốt để khỏi phải thuê. Nếu đi thuê đồ dùng thì bạn cũng cần nhớ trả đúng giờ để khỏi phải trả tiền quá giờ.
Các đơn vị cung cấp dịch vụ cưới hiện cũng có dịch vụ dựng cổng cưới bằng lá dừa lá đủng đỉnh. Chi phí cổng hoa cưới dạng này khá đắt: 4.000.000 – 8.000.000 đồng. Nếu muốn tiết kiệm chi phí cho một đám cưới ở quê thì bạn có thể vận động họ hàng anh chị em cắt lá và tự làm cổng hoa cưới lá dừa.
Chi phí cho 1 đám cưới quê sẽ như thế nào?
Cách tổ chức đãi tiệc cưới
Về phần nấu cỗ, gia đình có thể nhờ tới sự giúp đỡ của người thân, bạn bè giúp tiết kiệm một khoản chi phí đám cưới đáng kể. Vùng nông thôn hiện cũng có nhiều đơn vị cung cấp tiệc cưới bình dân (đám nấu cỗ cưới), giá trọn gói một bàn 10 người trung bình 1.000.000 – 1.500.000 đồng, đã tính phí phục vụ.
Nhiều gia đình có sẵn nguồn nguyên liệu nấu nướng như rau củ, thịt heo, tôm cá…có thể thỏa thuận với đám nấu cỗ cưới và chỉ trả chi phí nêm nếm, phục vụ với giá khoảng 200.000 – 300.000 đồng/bàn.
Dưới đây là chi phí ước lượng 1 đám cưới quê bạn có thể tham khảo:
Hạng mục Chi phí Cỗ cưới (bao gồm thức ăn, thức uống) 1.500.000 đồng/bàn Chụp ảnh cưới, trang phục cưới 7.000.000 đồng trọn gói Trang trí nhà cửa (hoa, trái cây, đèn..) 2.000.000 đồng trọn gói Áo dài cô dâu 800.000 đồng/bộ Thuê xe cưới 1.000.000 đồng/ngày Mâm quả 5.000.000 đồng (trọn bộ)
Ngoài mời số lượng khách vừa phải, đôi uyên ương cũng nên bàn bạc thêm với gia đình ở các phần việc khác như mâm quả, lễ vật, trang phục hay chụp ảnh cưới để có chi phí cho một đám cưới ở quê phù hợp nhé.
Qua bài viết trên, Nhẫn cưới Kim Ngọc Thủy (KNT) mong sẽ giúp các cặp đôi có một đám cưới hoàn mĩ mà không còn bị lo lắng trong vấn đề chi phí cho 1 đám cưới trọng đại trong cuộc đời mình nữa.
->Xem thêm: Tổng hợp chi phí cho lễ đính hôn chi tiết nhất
->Xem thêm: Cách chọn váy cưới theo dáng người cho cô dâu