Thủ tục Lễ Ăn Hỏi Gồm Những Bước Nào? Trình Tự Đầy Đủ Từ A – Z

Thủ tục Lễ Ăn Hỏi Gồm Những Bước Nào? Trình Tự Đầy Đủ Từ A – Z
Thủ tục Lễ Ăn Hỏi Gồm Những Bước Nào? Trình Tự Đầy Đủ Từ A – Z

Thủ tục lễ ăn hỏi là một phần của văn hóa Việt Nam. Nhưng lễ ăn hỏi gồm những thủ tục gì? Khi chuẩn bị lễ hỏi cần chú ý điều gì? Tìm hiểu ngay.

Phong tục cưới xin ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đều có một số điểm chung và riêng. Điểm chung là lễ thành hôn được tổ chức để ra mắt với người thân, bạn bè của cô dâu chú rể. Điểm riêng là các nghi lễ liên quan trong phong tục cưới hỏi.

Ở Việt Nam, vì văn hóa truyền thống coi trọng gia đình và sự gắn kết giữa con người nên kết hôn luôn được xem là việc trọng đại của đời người. Nghi lễ kết hôn cũng rất phức tạp. Mỗi cặp đôi đều cần trải qua ít nhất 4 bước là lễ dạm ngõ (chạm mặt), lễ ăn hỏi, lễ đón dâu (rước dâu) và tiệc cưới.

  • Thủ Tục Dạm Ngõ Miền Bắc Như Thế Nào? Cách Chuẩn Bị Đúng

thu tuc le an hoi

Lễ ăn hỏi là nghi lễ quan trọng mà mỗi cặp đôi đều cần trải qua

Trong bài viết này, Cali Bridal – đơn vị chuyên thiết kế, cho thuê váy cưới cao cấp sẽ cùng bạn tìm hiểu về thủ tục lễ ăn hỏi của người Việt. Sẽ cùng bạn xem các thủ tục trong lễ ăn hỏi có những yêu cầu gì, cần chuẩn bị ra sao….

Lễ ăn hỏi là gì?

Lễ ăn hỏi còn được gọi là đám hỏi, lễ đính hôn. Đây là một nghi lễ quan trọng trong phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt. Nó được xem là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai gia đình. Là giai đoạn mà cô gái trở thành vợ sắp cưới của chàng trai. Còn chàng trai sau khi mang lễ vật đến nhà gái đã chính thức được gia đình nhận làm rể, có thể bắt đầu gọi bố mẹ xưng con.

thu tuc le an hoi

Lễ ăn hỏi là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai gia đình

Về ý nghĩa, nhiều nhà nghiên cứu về văn hóa truyền thống của người Việt cho rằng, lễ hỏi còn quan trọng hơn lễ rước dâu và tiệc cưới. Vì trong lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ mang tráp lễ đến nhà gái. Nếu nhà gái nhận lễ ăn hỏi và nạp tài nghĩa là đã đồng ý và công nhận việc giả con gái cho nhà trai. Kể từ ngày ăn hỏi, đôi trai gái đã chính thức trở thành vợ chồng sắp cưới. Chỉ chờ ngày cưới để công bố rộng rãi với họ hàng và bạn bè.

Ngày nay, vì cuộc sống bận rộn, nhiều gia đình đã gộp lễ hỏi và lễ cưới. Đã tiến hành thủ tục lễ ăn hỏi và xin dâu, thậm chí thủ tục lễ ăn hỏi và đón dâu trong cùng một ngày. Nhưng lễ ăn hỏi vẫn luôn là nghi lễ quan trọng mà tất cả các cặp đôi cần trải qua, cần chuẩn bị.

Cần chuẩn bị những gì cho thủ tục lễ ăn hỏi?

thu tuc le an hoi

Trong lễ ăn hỏi, hai bên gia đình đều cần chuẩn bị nhiều thứ

Những năm gần đây, khi đám cưới phương Tây du nhập vào Việt Nam, nhiều bạn trẻ ít coi trọng thủ tục lễ ăn hỏi hơn. Khi nhắc đến việc kết nối hai con người, hai gia đình, mọi người thường chỉ nhắc đến đám cưới với chiếc váy trắng tinh khôi. Nhưng trên thực tế, đám cưới chỉ là bữa tiệc mang tính chất vui vẻ để tiếp đãi khách khứa. Những nghi lễ trong đám cưới không quá quan trọng, không có ý nghĩa đặc biệt như các nghi lễ được tiến hành trong thủ tục lễ ăn hỏi.

Hơn nữa, sau thủ tục lễ ăn hỏi, cặp đôi đã được công nhận là vợ chồng sắp cưới. Cô gái đã có thể bước chân vào nhà chồng với thân phận là con dâu còn chàng trai có thể đến nhà vợ với thân phận con rể…. Vì ý nghĩa quan trọng với các cặp đôi và hai bên gia đình nên thủ tục lễ ăn hỏi luôn được tuân thủ nghiêm ngặt. Các gia đình thường cần bỏ nhiều thời gian, công sức chuẩn bị để đảm bảo lễ ăn hỏi diễn ra theo đúng phong tục, tập quán người Việt.

Đặc biệt, tùy vào từng vùng miền, thủ tục lễ ăn hỏi sẽ có những thay đổi nhỏ mà các cặp đôi, các gia đình cần chú ý. Nhưng về cơ bản, người chuẩn bị cho thủ tục lễ ăn hỏi ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam đều cần:

Xác định thời gian và địa điểm

thu tuc le an hoi

Thủ tục lễ ăn hỏi chủ yếu diễn ra tại nhà gái

Nếu đang băn khoăn về thủ tục lễ ăn hỏi ở Việt Nam. Nếu đang tự hỏi các gia đình cần chuẩn bị những gì thì điều đầu tiên mà bạn cần chú ý là xác định thời gian và địa điểm để tổ chức lễ ăn hỏi. Thông thường, các gia đình sẽ xác định thời gian và địa điểm tổ chức lễ ăn hỏi ngay trong lễ dạm ngõ.

Cụ thể, trước ngày tổ chức lễ dạm ngõ, nhà trai sẽ xem xét, chọn lựa ngày lành tháng tốt. Sau đó, thông báo với nhà gái ngay trong lễ dạm ngõ. Nếu được phía gia đình nhà gái thông qua, nghi lễ sẽ tiến hành theo đúng thời gian đã được định trước này.

Về địa điểm, tương tự như lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi chủ yếu được tổ chức tại nhà gái. Thậm chí, nhiều nhà gái có phần coi trong lễ ăn hỏi hơn tiệc cưới. Vì đây là ngày mà gia đình chính thức hứa gả con em mình cho nhà trai. Do đó, trước ngày tổ chức lễ ăn hỏi, nhà gái thường chuẩn bị chu đáo về địa điểm, hình thức tiếp đãi để đón nhà trai đến làm lễ.

Không dừng lại ở việc dọn dẹp, trang trí nhà cửa, bày hoa tươi, mâm ngũ quả lên bàn thờ tổ tiên, nhiều nhà gái còn sửa chữa nhà cửa cho tươm tất, thuê thêm phông bạt, bàn ghế để chuẩn bị tốt nhất cho lễ ăn hỏi.

Chuẩn bị tráp lễ vật ăn hỏi

thu tuc le an hoi

Nhà trai cần chuẩn bị tráp lễ vật ăn hỏi để mang đến nhà gái

Nếu trước lễ ăn hỏi, nhà gái chú trọng việc dọn dẹp, trang trí nhà cửa, chuẩn bị địa điểm tổ chức nghi lễ thì nhà trai lại phải dành thời gian để chuẩn bị tráp lễ vật ăn hỏi đem đến nhà gái. Tráp lễ vật ăn hỏi cũng là một trong những điểm khác giữa thủ tục lễ ăn hỏi miền Bắc và thủ tục trong lễ ăn hỏi của các miền khác.

Vì dù đều gồm nhiều mâm lễ nhưng theo thủ tục lễ ăn hỏi ở miền Bắc, số mâm lễ hỏi thường là số lẻ như: 5 lễ hỏi, 7 lễ hỏi, 9 lễ hỏi. Còn theo thủ tục cưới hỏi ở miền Nam, số mâm lễ sẽ là các con số chẵn như 6 lễ hỏi, 8 lễ hỏi…. Hơn nữa, thành phần mâm lễ có thể thay đổi tùy theo vùng miền. Ví dụ, các mâm lễ hỏi miền Bắc thường có một mâm bánh cốm còn lễ hỏi miền Nam thường có mâm quả xôi gấc.

Dĩ nhiên, ngày nay việc cô dâu miền Bắc gả vào miền Nam hay cô dâu miền Nam gả ra miền Bắc đã không còn xa lạ. Yêu cầu với mâm hỏi cũng trở nên linh hoạt. Về cơ bản, các gia đình có thể chuẩn bị mâm lễ hỏi như sau:

5 lễ ăn hỏi gồm những gì?

thu tuc le an hoi

Mẫu 5 mâm lễ ăn hỏi đang được nhiều gia đình lựa chọn

Nếu chọn chuẩn bị lễ vật ăn hỏi là 5 mâm lễ thì các gia đình cần chuẩn bị trầu cau, rượu – thuốc lá, hoa quả, chè và bánh cốm. Ở một số địa phương, bánh cốm có thể thay đổi thành bánh dẻo, bánh nướng hay bánh phu thê tùy theo phong tục và văn hóa của vùng miền. Riêng trong mâm lễ trầu cau, nhà gái sẽ nhận của nhà trai tổng cộng 30 lá trầu tương ứng với 3 nghi thức là ăn hỏi, xin cưới và nạp tài….

So với 7 mâm lễ và 9 mâm lễ thì phương án 5 mâm lễ được nhiều gia đình lựa chọn nhất. Bởi nó không chỉ phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều gia đình mà còn đảm bảo đầy đủ lễ vật ăn hỏi theo nghi thức truyền thống.

7 lễ ăn hỏi gồm những gì?

thu tuc le an hoi

Mẫu 7 mâm lễ với ý nghĩa tốt đẹp cho các cặp đôi

Nếu chuẩn bị 7 lễ hỏi thì 7 lễ hỏi gồm những gì? Đó là trầu cau, rượu – thuốc lá, hoa quả, trà, bánh cốm, bánh phu thê và mứt sen. So với việc chuẩn bị 5 mâm lễ hỏi thì những gia đình chuẩn bị 7 mâm lễ sẽ tốn kém hơn. Nhưng theo truyền thống phương Đông, số 7 vốn được xem là con số tượng trưng cho may mắn, cho cuộc sống đủ đầy, sung túc. Do đó, việc chuẩn bị 7 mâm lễ hỏi cũng được xem là lời mong ước cho cuộc sống sung túc, đủ đầy trong tương lai của cặp đôi.

9 mâm lễ ăn hỏi gồm những gì?

thu tuc le an hoi

Nhà trai có thể đặt làm combo gồm 9 tráp lễ

9 mâm lễ ăn hỏi gồm những gì? Nó thường bao gồm trầu cau, rượu – thuốc lá, bánh cốm, trà, hoa quả, bánh phu thê, mứt sen, xôi gấc, lợn quay. Nhiều người cho rằng, việc chuẩn bị 9 mâm lễ hỏi như lời cầu chúc cho cuộc sống hạnh phúc vĩnh cửu của cặp đôi. Dĩ nhiên, đây cũng là bộ mâm lễ cao cấp, tốn kém hơn hẳn.

Xác định thành phần tham gia lễ ăn hỏi

Thành phần tham dự cũng là điều mà các gia đình cần chuẩn bị, xác định từ trước. Vì dù áp dụng thủ tục lễ ăn hỏi của miền nào. Dù là người thích các nghi lễ truyền thống hay sự đơn giản, hiện đại thì thành phần tham dự cũng quyết định sự thành công của buổi lễ, sự gắn kết của hai bên gia đình. Trong đó:

  • Với thủ tục lễ ăn hỏi của nhà trai, thành phần tham dự thường gồm chú rể, trưởng đoàn hay còn gọi là chủ hôn của nhà trai, bố mẹ, ông bà, anh chị em ruột thịt, họ hàng và bạn bè thân thiết với chú rể và gia đình chú rể. Đặc biệt, chú rể sẽ cần nhờ hoặc thuê một đội ngũ các bạn nam độc thân, có ngoại hình dễ nhìn để bưng tráp lễ. Số bạn nam bưng lễ phụ thuộc vào số mâm lễ mà nhà trai đã chuẩn bị,
  • Với nhà gái, thành phần tham dự bao gồm cô dâu, bố mẹ, ông bà, họ hàng, bạn bè thân thiết với cô dâu và đội bê tráp nữ.

thu tuc le an hoi

Đội bưng lễ phải là nam nữ trẻ tuổi, chưa lập gia đình

Cô dâu chú rể cũng cần lưu ý, các bạn trong đội bê tráp nam và đội bê tráp nữ đều phải độc thân, có ngoại hình dễ nhìn. Các bạn nữ có thể trang điểm nhẹ nhàng nhưng không nên nổi bật hơn cô dâu. Ngoài ra, cô dâu chú rể cần chuẩn bị trang phục cho đội bê tráp. Đó có thể là áo dài truyền thống, áo dài cách tân cho nữ và sơ mi – quần tây hay áo dài khăn đóng cho nam.

Chuẩn bị lễ nạp tài theo phong tục

Lễ nạp tài cũng là nghi lễ quan trọng trong thủ tục ăn hỏi và xin dâu. Nó còn được gọi là lễ đen. Đây chính là số tiền thách cưới mà nhà trai mang sang nhà gái. Số tiền này sẽ được đặt vào 3 hoặc 5 phong bì đỏ để dâng lên bàn thờ tổ tiên của nhà gái.

thu tuc le an hoi

Lễ nạp tài hay lễ đen sẽ được đặt trong phong bì đỏ

Theo truyền thống, lễ ăn hỏi và lễ nạp tài luôn được tiến hành cùng nhau. Vì vậy, ngoài việc chuẩn bị mâm lễ hỏi, nhà trai cũng cần chuẩn bị phong bì cho lễ nạp tài. Số tiền trong phong bì thường được xem như món quà nhà trai biếu tặng nhà gái để bày tỏ tâm ý sẽ đồng hành cùng nhà gái trong việc tổ chức đám cưới. Để san sẻ một phần nhỏ chi phí, giúp cô sớm ngày về nhà chồng.

Ngày nay, thủ tục cưới hỏi ở Việt Nam đã được đơn giản hóa đi rất nhiều. Thậm chí, nhiều gia đình, nhiều vùng miền đã lược bỏ lễ nạp tài. Tuy nhiên, các gia đình chú trọng truyền thống, gia giáo ở miền Bắc và miền Trung vẫn duy trì lễ này để đảm bảo đầy đủ các nghi lễ trong phong tục cưới hỏi.

Lễ ăn hỏi gồm những thủ tục gì?

thu tuc le an hoi

Lễ ăn hỏi gồm nhiều bước mà hai bên gia đình cần đảm bảo

Như đã chia sẻ ở trên, thủ tục lễ ăn hỏi ở mỗi miền đều có một số điểm đặc sắc riêng. Nhưng về cơ bản, hai bên gia đình sẽ trải qua các bước chính là:

Nhà trai di chuyển đến nhà gái

thu tuc le an hoi

Nhà trai cần di chuyển đến nhà gái trước từ 25 – 30 phút

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cho đám hỏi, nhà trai sẽ xuất phát đến nhà gái cho kịp giờ lành đã hẹn. Thường thì nhà trai sẽ đến sớm từ 25 – 30 phút, chờ đến giờ lành rồi mới chính thức bước vào nhà gái. Đoàn đại diện của nhà trai sẽ đi theo thứ tự là ông bà hoặc các bậc cao niên đại diện gia đình sau đó mới đến cha mẹ, chú rể, đội bưng quả và cuối cùng là các thành viên khác trong gia đình.

Hai gia đình chào hỏi và trao lễ vật

thu tuc le an hoi

Hai bên gia đình sẽ tiến hành trao – nhận mâm lễ hỏi

Giờ lành để thực hiện thủ tục lễ ăn hỏi đã được hai bên gia đình trao đổi từ trước. Vì vậy, nếu nhà trai đến sớm để chuẩn bị vào nhà làm lễ thì phía nhà gái cũng cần chuẩn bị đội hình đón tiếp và hỗ trợ hoàn thành các nghi lễ trong đám hỏi.

Thông thường, cô dâu tương lai và các vị đại diện của nhà gái sẽ ra cổng để đón đoàn nhà trai. Sau khi đại diện hai bên gia đình chào hỏi, đội bưng mâm quả của nhà trai sẽ tiến vào trao lễ vật cho phía nhà gái. Sau khi khi chụp ảnh, đặt các mâm lễ vật lên vị trí trang trọng đã được nhà gái chuẩn bị trước, hai đội bưng mâm quả sẽ trao nhau phong lì xì trả duyên.

Trị giá các phong bao lì xì mà nhà gái và nhà trai chuẩn bị đã được thống nhất từ trước. Nó thường là một số tiền nhỏ như lời chúc tình duyên may mắn cho những người bê lễ trong ngày ăn hỏi.

Nhà trai và nhà gái trò chuyện

thu tuc le an hoi

Mẹ cô dâu và mẹ chú rể có thể được mời lên để chụp ảnh với các tráp lễ

Sau khi thực hiện nghi thức trao lễ vật trong thủ tục lễ ăn hỏi, đại diện nhà gái sẽ mời nhà trai vào dùng nước. Lần lượt giới thiệu đại diện của hai bên gia đình. Đại diện nhà trai cũng trình bày lý do đến nhà gái và giới thiệu lễ vật mà nhà trai đã chuẩn bị và đem đến. Sau đó, đại diện nhà gái sẽ có lời cảm ơn và nhận lễ.

Bước này, nếu lễ vật được đặt trong tráp kín thì mẹ cô dâu và mẹ chú rể cũng sẽ được mời lên để cùng mở các tráp lễ trước sự chứng kiến của hai bên gia đình. Tuy nhiên, ngày nay phần lớn các gia đình đều thuê đơn vị cung cấp dịch vụ cưới hỏi chuẩn bị các tráp lễ vật. Lễ vật cũng ít được đặt trong tráp kín mà thường được trang trí đẹp mắt, thấy rõ các lễ vật bên trong. Do đó, thay vì bước mở tráp lễ, mẹ cô dâu và mẹ chú rể sẽ được mời lên để chụp ảnh cùng tráp lễ ăn hỏi.

Cô dâu ra mắt và thắp hương lên bàn thờ gia tiên

thu tuc le an hoi

Cô dâu sẽ được chú rể đón ra để ra mắt hai bên gia đình

thu tuc le an hoi

Cả hai cùng thắp hương lên bàn thờ gia tiên nhà gái

Trong nghi thức cưới hỏi truyền thống của người Việt, nếu gia đình nhà gái nhận lễ hỏi của nhà trai thì tương đương với việc đồng ý gả con gái. Do đó, khi nhà gái đã nhận lễ và cảm ơn, khi mẹ cô dâu và mẹ chú rể đã cùng mở ra các tráp lễ vật thì cha mẹ cô dâu sẽ đưa con gái ra mắt hai bên gia đình hoặc cho phép chú rể vào trong đón cô dâu ra chào hỏi.

Sau khi cô dâu tương lai xuất hiện, chào hỏi hai bên gia đình thì cô dâu chú rể sẽ đứng cạnh nhau để rót trà, mời nước mọi người. Tiếp đó, mẹ cô dâu sẽ chọn một số lễ vật trong mâm lễ hỏi và lễ đen mà nhà trai mang đến để dâng lên bàn thờ gia tiên. Đôi uyên ương sẽ được cho phép để thắp hương lên bàn thờ gia tiên nhà gái. Để kính báo gia tiên về việc cả hai muốn về chung một nhà, xin gia tiên che chở, phù hộ.

Ở một số nơi, việc thắp hương gia tiên được thực hiện ngay khi chú rể lên phòng đón cô dâu với hàm ý xin phép tổ tiên cho cô gái được về nhà chồng, đến với một gia đình mới. Đây cũng là thời khắc để gia tiên nhà gái biết về sự hiện diện của chú rể, biết từ nay chàng trai sẽ là con cháu trong nhà.

Hai gia đình bàn bạc về lễ cưới

thu tuc le an hoi

Trong lúc hai gia đình bàn về lễ cưới, cô dâu chú rể có thể chụp ảnh cùng bạn bè

thu tuc le an hoi

Có rất nhiều cách tạo dáng chụp ảnh đẹp trong lễ hỏi cho cô dâu chú rể

Bước tiếp theo trong thủ tục lễ ăn hỏi là hai bên gia đình sẽ bàn bạc về đám cưới. Dù những năm gần đây, thủ tục lễ ăn hỏi đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Nhưng việc bàn bạc về đám cưới vẫn là điều quan trọng, không thể bỏ qua.

Trong quá trình này, đại diện hai họ sẽ lần lượt trình bày, thưa gửi về việc xin dâu về nhà chồng, mời nước, mời trà và định ngày cưới. Đồng thời, cũng trao đổi về một số lưu ý trong ngày trọng đại của hai con, hai cháu trong gia đình.

Vì đây là bước trao đổi quan trọng của bố mẹ cô dâu, bố mẹ chú rể và các bậc cao niên trong dòng họ nên cô dâu chú rể chỉ cần mời nước. Sau đó, có thể ra ngoài chụp hình cùng người thân, bạn bè và đội bưng tráp.

Nhà gái lại quả và kết thúc buổi lễ

Theo thủ tục lễ ăn hỏi của người Việt, vì nhà trai đã mang đến nhiều lễ vật nên để bày tỏ thành ý, phía nhà gái cũng sẽ có các món quà lại quả cho nhà trai. Các món quà này thường không mang quá nhiều giá trị về vật chất. Cũng không cần sự bàn bạc từ trước của hai bên gia đình.

Dĩ nhiên, dù thủ tục lại quả trong lễ ăn hỏi xuất hiện ở mọi miền trên cả nước nhưng tùy từng địa điểm mà lễ vật lại quả có sự khác nhau. Ở một số nơi, nhà gái sẽ lại quả chính những lễ vật ăn hỏi mà nhà trai đã đem đến. Lúc này, mọi lễ vật đều phải chia và tách bằng tay (không dùng dao kéo vì việc tách lễ vật bằng dao kéo có thể mang lại điềm không tốt cho cuộc hôn nhân của cặp vợ chồng trẻ).

Ngoài lại quả, nhà gái cần chú ý mâm lễ vật trả lại cho nhà trai phải để ngửa nắp. Sau khi nhận lại mâm lễ, nhà trai sẽ xin phép ra về để kết thúc buổi lễ ăn hỏi. Nếu nhà trai ở xa, nhà gái có thể mời nhà trai ở lại dùng bữa cơm thân mật….

Tạm kết

Trên đây là tất cả các lưu ý trong thủ tục lễ ăn hỏi của người Việt. Về cơ bản, lễ ăn hỏi cần trang trọng nhưng quá phức tạp. Hai bên gia đình thường chỉ mất từ 45 – 60 phút để hoàn thành tất cả các nghi lễ trong thủ tục ăn hỏi.

Hơn nữa, nếu trước kia thời gian từ lễ ăn hỏi đến lễ cưới có thể kéo dài từ 2 – 3 năm thì ngày nay thời gian đó đã được rút ngắn rất nhiều. Chỉ cách 1 – 2 tháng, cách vài ba ngày, diễn ra trong hai ngày liên tiếp hoặc thậm chí là trong cùng một ngày nếu hai bên gia đình ở quá xa.

Nhưng dù lễ hỏi cách lễ cưới bao xa thì đây vẫn là nghi lễ quan trọng. Hai bên gia đình vẫn cần tìm hiểu kỹ về thủ tục lễ ăn hỏi để các nghi lễ diễn ra thuận lợi, đúng chuẩn.