Tin tức

Tin tức
Tin tức

1. Thắc mắc phổ biến: Tuổi nào là quá muộn để sinh con?

Nữ giới có số lượng trứng giới hạn, càng lớn tuổi thì số lượng trứng càng giảm dần, đến một độ tuổi nhất định chất lượng trứng cũng giảm, từ đó làm tăng nguy cơ dị bội và bất thường nhiễm sắc thể. Với nam giới cũng tương tự, tuổi tác ảnh hưởng đến sức khỏe tinh trùng và khả năng thụ thai ít hơn, song vẫn có nguy cơ bị bất thường nhiễm sắc thể, giảm sức khỏe tình dục và sinh sản ở nam giới lớn tuổi.

Tuổi nào là quá muộn để sinh con là thắc mắc của nhiều người phụ nữ

Tuổi nào là quá muộn để sinh con là thắc mắc của nhiều người phụ nữ

Sự suy giảm sức khỏe sinh sản theo tuổi tác được dự đoán chính xác bằng công nghệ hỗ trợ sinh sản, dù chăm sóc sức khỏe tốt thì nguy cơ biến chứng hoặc dị tật khi mang thai lớn tuổi vẫn cao hơn. Một đứa trẻ sinh ra với khoảng 1 triệu trứng, song đến tuổi dậy thì thì số lượng chỉ còn khoảng 300.000. Trong đó, chỉ một vài trăm trứng chín và rụng trong những năm ở độ tuổi sinh sản, còn lại sẽ tự biến mất. Những trứng có chất lượng tốt nhất sẽ chín và rụng đầu tiên, cho đến những năm cuối của độ tuổi sinh sản chất lượng trứng kém nhất.

Trứng già đi có khả năng đột biến cao hơn do nó cũng trải qua quá trình lão hóa tương tự như con người. Cùng với điều kiện sức khỏe kém đi, phụ nữ lớn tuổi có khả năng mang thai dị tật và sảy thai cao hơn. Mặc dù có thể mang thai từ khi có kỳ kinh nguyệt đầu tiên đến thời kỳ mãn kinh song các chuyên gia cho biết, nên hạn chế sinh con sau tuổi 30.

Khả năng sinh sản của phụ nữ từ 32 tuổi trở lên thấp dần

Khả năng sinh sản của phụ nữ từ 32 tuổi trở lên thấp dần

Bắt đầu từ tuổi 32, nguy cơ sinh con mang dị tật hoặc sảy thai do giảm chất lượng trứng là rất cao. Càng lớn tuổi thì cơ hội sinh con của người phụ nữ càng giảm:

  • Phụ nữ tuổi 35: Khoảng 1/5 trứng trong buồng trứng bình thường về mặt di truyền, nghĩa là 4/5 trứng bất thường kia nếu thụ thai sẽ xuất hiện nhiều vấn đề.

  • Phụ nữ tuổi 40: Số lượng trứng bình thường về mặt di truyền lúc này chỉ còn khoảng 1/9, tỉ lệ sinh con ra khỏe mạnh là rất thấp.

  • Phụ nữ tuổi 50: Đến lúc này, khả năng sinh con khỏe mạnh trên trứng bình thường về mặt di truyền chỉ còn 1/15.

Nhằm cải thiện khả năng sinh con khỏe mạnh khi lớn tuổi, đáp ứng với thay đổi của cuộc sống hiện đại, các phương pháp điều trị sinh sản được nghiên cứu và áp dụng. Tuy nhiên, tỉ lệ thành công của các kỹ thuật này trên người mẹ lớn tuổi không phải lúc nào cũng cao.

2. Độ tuổi nào sinh con là tốt nhất cho cả mẹ và bé?

Mang thai là một hành trình, một giai đoạn đáng quý và thiêng liêng của người phụ nữ, nó không chỉ đem đến hạnh phúc cho cuộc đời bạn mà còn là trách nhiệm với sinh linh chuẩn bị chào đời. Bởi thế, sự chuẩn bị tốt nhất về mặt thể chất và tinh thần là vô cùng quan trọng. Không nên quá chú tâm đến sự nghiệp mà bỏ qua độ tuổi vàng để sinh con.

Độ tuổi sinh con trung bình đang ngày càng cao

Độ tuổi sinh con trung bình đang ngày càng cao

Vậy độ tuổi nào sinh con là tốt nhất? Các chuyên gia cho biết, độ tuổi thích hợp nhất để sinh con khỏe mạnh là từ 20 – 30 tuổi, mỗi giai đoạn có một ưu điểm riêng.

2.1. Sinh con khi 20 – 24 tuổi

Về khía cạnh thể chất, sinh con trong độ tuổi từ 20 – 24 là lý tưởng nhất, tuy nhiên nếu về kinh tế và sự trưởng thành thì độ tuổi này nhiều bạn chưa sẵn sàng để thực hiện tốt trách nhiệm làm mẹ.

2.2. Sinh con khi 25 – 28 tuổi

Nếu người phụ nữ duy trì lối sống lành mạnh, thói quen ăn uống và tập thể dục tốt thì độ tuổi này là lý tưởng để mang thai cả về mặt tài chính, tinh thần lẫn thể chất. Độ tuổi này, khi chăm sóc tốt sức khỏe vẫn dồi dào để thai nghén khỏe mạnh, hơn nữa bạn cũng đủ trưởng thành hơn để có trách nhiệm làm mẹ tốt nhất.

2.3. Sinh con khi 28 – 30 tuổi

Với nhiều người phụ nữ hiện đại muốn tập trung vào sự nghiệp trong giai đoạn đầu 20 thì có thể lên kế hoạch mang thai ở độ tuổi này. Không nên để quá 30 tuổi bởi lúc này khả năng thụ thai thấp hơn mặc dù bạn có sự ổn định về tài chính.

Sinh con khi lớn tuổi có nguy cơ dị tật cao hơn

Sinh con khi lớn tuổi có nguy cơ dị tật cao hơn

Không ít phụ nữ lớn tuổi trên 35 tuổi mới quyết định mang thai và tìm đến biện pháp hỗ trợ sinh sản để mang thai tốt hơn, song cần lưu ý bởi không chỉ chất lượng trứng giảm mà sức khỏe của người phụ nữ cũng không còn tốt. Mang thai trong độ tuổi này cần đặc biệt sàng lọc kỹ, chăm sóc sức khỏe khi mang thai thật tốt.

3. Các vấn đề khi sinh con ở độ tuổi quá muộn

Sinh con càng muộn thì người mẹ càng có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng thai cũng như vấn đề sức khỏe trong thai kỳ.

3.1. Dị tật thai

Do sự giảm chất lượng trứng, khả năng sảy thai khi mang thai lớn tuổi cao hơn, ngoài ra còn các rủi ro liên quan khác như thai dị dạng, đột biến nhiễm sắc thể,…

3.2. Tiểu đường thai kỳ

Phát triển bệnh tiểu đường trong thai kỳ thường gặp hơn ở mẹ bầu mang thai khi lớn tuổi, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé. Tiểu đường thai kỳ còn thúc đẩy tình trạng tăng huyết áp ở mẹ bầu, gây sinh non và nhiều biến chứng sức khỏe khác.

3.3. Tăng huyết áp

Tăng huyết áp trong thai kỳ dẫn đến nguy cơ tiền sản giật, sinh non, thai kém phát triển và nhiều biến chứng khác.

Sinh con khi lớn tuổi dễ gặp nhiều vấn đề sức khỏe

Sinh con khi lớn tuổi dễ gặp nhiều vấn đề sức khỏe

3.4. Đẻ mổ

Nếu có thể, sinh đẻ tự nhiên luôn được khuyến khích bởi nó tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của em bé, song phụ nữ mang thai khi lớn tuổi phải đối mặt với nguy cơ sinh mổ cao hơn, tăng nguy cơ tai biến sản khoa như băng huyết sau sinh, đờ tử cung,…

Nắm được tuổi nào là quá muộn để sinh con sẽ giúp mỗi người phụ nữ chủ động hơn trong việc chọn độ tuổi thích hợp để mang thai, hợp lý nhất là từ 20 – 30 tuổi. Điều quan trọng là cần chuẩn bị sẵn sàng về tâm lý, trách nhiệm cũng như sức khỏe thể chất để có thai kỳ khỏe mạnh, chăm sóc con tốt nhất.