“Bật mí” những thủ tục cần có trong lễ ăn hỏi miền Bắc

“Bật mí” những thủ tục cần có trong lễ ăn hỏi miền Bắc
“Bật mí” những thủ tục cần có trong lễ ăn hỏi miền Bắc

Lễ ăn hỏi là một trong ba nghi lễ rất quan trọng, khi tiến hành tổ chức đám cưới. Ở mỗi vùng miền trên đất nước hình chữ S xinh đẹp, sẽ có sự khác nhau và nét đặc trưng riêng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng cưới hỏi Ngọc Linh đi tìm hiểu những thủ tục cần phải có trong lễ ăn hỏi miền Bắc nhé.

Lễ ăn hỏi – Nghi lễ truyền thống của người Việt

Trong phong tục cưới xin của người Việt Nam, lễ ăn hỏi là nghi lễ quan trọng bậc nhất và bắt buộc phải có. Trong ngày ăn hỏi, bên nhà trai sẽ mang sính lễ sang bên nhà gái để xin phép cho cặp đôi được kết duyên cau trầu.

Sau khi nhà gái nhận lễ vật của nhà trai, cặp đôi đã chính thức lên duyên và trở thành vợ chồng sắp cưới của nhau. Chỉ cần chờ đến đến ngày cưới để thông báo với hai bên họ hàng và bạn bè.

lễ ăn hỏi miền bắc

Những việc cần chuẩn bị trước lễ ăn hỏi

Chuẩn bị trước khi lễ ăn hỏi được diễn ra được xem là khâu rất quan trọng và nó cũng là yếu tố chính quyết định buổi lễ có diễn ra được suôn sẻ và thành công hay không.

Trong phong tục cưới hỏi của miền Bắc, số lượng tráp ăn hỏi mà nhà trai cần chuẩn bị để mang sang nhà gái thường là số lẻ từ 5 tráp, 7 tráp, 9 tráp, 11 tráp. Cô dâu và chú rể sẽ tìm số lượng nam và nữ đỡ tráp tương ứng.

Ngoài ra, việc lên danh sách những người sẽ tham gia buổi lễ ăn hỏi cũng cần phải được chuẩn bị kỹ càng. Số lượng người tham gia lễ ăn hỏi miền Bắc sẽ không nhiều như lễ cưới, nhưng vẫn phải đảm bảo có sự hiện diện đầy đủ của ông bà, bố mẹ, người thân và bạn bè thân thiết của cô dâu, chú rể.

Trang phục của những người tham dự lễ ăn hỏi cần lịch sự. Đối với nữ có thể mặc áo dài truyền thống hay áo dài cách tân, thể hiện được tính truyền thống nhưng vẫn sang trọng. Đối với nam thường sẽ mặc áo sơ mi, quần âu hoặc vest.

Về trang phục của đội hình bê tráp nữ sẽ mặc áo dài, còn nam mặc áo sơ mi trắng, quần âu hoặc áo dài. Màu sắc phải phù hợp và cùng tone màu với cô dâu rể.

Trình tự các thủ tục trong lễ ăn hỏi miền Bắc

Các thủ tục trong lễ ăn hỏi thường được diễn ra trong thời gian ngắn. Buổi lễ chỉ diễn ra trong vòng một buổi sáng hoặc buổi chiều. Vậy các thủ tục trong lễ ăn hỏi miền Bắc gồm những gì? Trình tự diễn ra như thế nào? Lời giải đáp sẽ có ở phía bên dưới đây.

Nhà trai mang lễ vật sang nhà gái

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các lễ vật, cũng như con người. Đúng ngày lành tháng tốt, giờ đẹp gia đình nhà trai bắt đầu khởi hành đi đến nhà gái.

Nhà gái tiếp khách và nhận lễ

Đến nhà gái, đoàn bên nhà trai sẽ đứng ở ngoài cổng và sắp xếp đội hình theo thứ tự như sau: Đi đầu tiên là trưởng đoàn, ông bà, bố mẹ, chú rể, đội hình bê tráp và các thành viên khác để đi vào nhà gái. Tiếp theo hai gia đình sẽ chào hỏi nhau.

Đội bê tráp nam sẽ trao lễ cho đội đỡ tráp nữ vào phía bên trong nhà. Sau đó đội bê tráp sẽ được tra phong bao lì xì đỏ, với ý nghĩa là trả duyên cho nhau.

Sau khi cả hai bên gia đình đã trao tráp xong, thì mọi người sẽ ổn định chỗ ngồi để thực hiện các nghi thức tiếp theo của lễ ăn hỏi. Đại diện của hai bên ra đình sẽ lần lượt giới thiệu các thành viên tham gia buổi lễ ăn hỏi. Tiếp đó là đại diện bên nhà trai sẽ đứng lên phát biểu và nêu lý do mang các lễ vật đến. Phía đại diện bên nhà gái sẽ gửi lời cảm ơn và nhận lễ của bên nhà trai.

Cuối cùng mẹ cô dâu và chú rể sẽ cùng nhau mở tráp lễ mà bên nhà trai mang đến, trước sự chứng kiến của những người tham gia buổi lễ.

Cô dâu ra mắt gia đình họ hàng hai bên

lụa chọn trang phục trong lễ dạm ngõ

Trong lễ ăn hỏi miền Bắc chú rể sẽ lên phòng đón cô dâu xuống để chào họ hàng hai bên, khi nhà gái đã nhận lễ của nhà trai. Cô dâu cùng chú rể sẽ đến từng bàn rót nước, mời thuốc và mời trầu.

Thắp hương trước bàn thờ gia tiên của nhà gái

lễ dạm ngõ là ngày gì

Thực hiện xong việc ra mắt. Mẹ cô dâu sẽ lấy mâm ngũ quả và một số vật lễ, mà bên phía nhà trai mang đến để lên bàn thờ gia tiên. Dâu rể sẽ thắp hương trước bàn thờ gia tiên. Để ra mắt chàng rể mới và mong các cụ phù hộ cho cặp đôi luôn yêu thương nhau và hạnh phúc.

Hai nhà bàn bạc thống nhất ngày tổ chức đám cưới

Sau khi đã thắp hương báo cáo với tổ tiên. Gia đình hai bên sẽ cùng bàn bạc, thống nhất ngày tổ chức đám cưới và các vấn đề liên quan đến việc tổ chức. Trong thời gian đó, cô dâu và chú rể sẽ cùng chụp ảnh kỷ niệm với mọi người.

Nhà gái đáp lễ cho bên nhà trai

hình ảnh chú rể mặc áo dài cùng cô dâu và đội bê tráp

Lại quả cho bên nhà trai chính là thủ tục cuối cùng trong lễ ăn hỏi miền Bắc. Mẹ cô dâu sẽ phải chuẩn bị một tráp lại quả để nhà trai mang về. Khi thực hiện thủ tục lại quả, bên nhà gái cần phải lưu ý vấn đề đó là không được dùng dao hay kéo để cắt mà chỉ dùng tay để chia. Tráp lễ lại quả không được đóng nắp lại mà phải để nắp ngửa lên. Bên nhà trai sau khi nhận lại lễ sẽ xin phép ra về.

Kết thúc buổi lễ ăn hỏi, nhà gái sẽ mời những người có mặt tại buổi lễ ở lại dùng cơm. Phía bên nhà trai có thể ở lại để cùng ăn cơm với gia đình nhà gái. Tuy nhiên, việc này phải được hai bên gia đình thống nhất từ trước. Để nhà gái lên kế hoạch chuẩn bị và đón tiếp sao cho thật chu đáo.

Hy vọng qua bài viết trên, đã giúp các bạn phần nào hiểu hơn về những thủ tục và nghi lễ diễn ra trong lễ ăn hỏi miền Bắc. Nếu bạn cần tư vấn hoặc giúp đỡ trong ngày lễ ăn hỏi, hãy liên hệ với Cưới Hỏi Ngọc Linh để được hỗ trợ ngay nhé. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ bạn.