Hướng dẫn thủ tục và nghi lễ trong đám cưới không thể thiếu

Các thủ tục và nghi lễ trong đám cưới không thể thiếu 
Các thủ tục và nghi lễ trong đám cưới không thể thiếu 

Đám cưới là một sự kiện quan trọng trong đời người, do đó các nghi lễ và thủ tục đám cưới cần được chuẩn bị và thực hiện đúng theo phong tục Việt Nam. Điều này không chỉ thể hiện sự tôn trọng nguồn gốc mà còn giữ gìn những nét truyền thống trong một đám cưới Việt.

Thủ tục cưới hỏi

Ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam đều có những nghi lễ và thủ tục khác nhau. Tuy nhiên, đa phần chúng khá tương đồng vì đều có bốn nghi lễ chính: lễ dạm ngõ (chạm ngõ), lễ ăn hỏi, lễ thành hôn và lễ lại mặt.

Nghi lễ đầu tiên trong các thủ tục lễ cưới là lễ dạm ngõ (hay còn gọi là chạm ngõ). Đây được coi là bước khởi đầu cho một đám cưới truyền thống của người Việt. Nhà trai cần chọn ngày đẹp để thông báo cho nhà gái về việc đến dạm ngõ. Nếu nhà gái đồng ý, có nghĩa là đã chấp nhận đôi trẻ và hai gia đình trở nên thân tình.

Nhà gái đón tiếp nhà trai bằng trà, thuốc lá, hoa quả, bánh kẹo,… để mời khách. Nhà trai mang đến lễ vật như chục trầu, thuốc lá, bánh kẹo và chè. Những người tham gia nghi lễ này bao gồm cô dâu, chú rể cùng bố mẹ và anh chị em ruột.

Sau lễ dạm ngõ, người con gái được xem như có chốn và bắt đầu tiến tới hôn nhân.

Lễ ăn hỏi

Lễ ăn hỏi là một trong những thủ tục đám cưới không thể thiếu. Nhà gái thông qua lễ ăn hỏi sẽ thông báo chính thức đến họ hàng và bà con làng xóm về việc hứa gả con gái cho nhà trai.

Trong lễ ăn hỏi, nhà trai mang đến lễ vật gồm 30 chục trầu và một số lẻ tráp ăn hỏi. Cụ thể, chục trầu đầu tiên được dùng cho lễ ăn hỏi, chục tiếp theo dùng cho lễ xin cưới và chục thứ ba dùng cho lễ nạp tài.

Tráp ăn hỏi bao gồm 5, 7, 9 hoặc 11 tráp, với mỗi tráp cần có số lượng lẻ. Nhà trai sử dụng bánh cốm, mứt sen, chè, trầu cau, rượu, thuốc lá, hoa quả, bánh kẹo, xôi, đầu lợn để bày tráp.

Lễ thành hôn

Lễ thành hôn là thủ tục chính thức đánh dấu việc cô dâu và chú rể trở thành vợ chồng. Lễ này có thể tổ chức tại nhà hoặc tại các trung tâm hội nghị tiệc cưới.

Nếu tổ chức tại nhà, nhà trai cần chuẩn bị trước để đến nhà gái vào giờ đã định sẵn. Chú rể sẽ đến cùng bố mẹ, người đại diện và anh em họ hàng, mang theo xe hoa và hoa cưới để đón cô dâu. Sau đó, các nghi lễ cưới hỏi sẽ được diễn ra tùy thuộc vào địa điểm tổ chức, có thể là nhà trai hoặc nhà gái.

Nếu tổ chức tại trung tâm hội nghị tiệc cưới, cả hai họ sẽ đến trước giờ mời khách khoảng 30 phút. Cô dâu ngồi tại phòng chờ đợi chú rể đến đón. Trước giờ mời tiệc 10 phút, cả hai bên sẽ quay về sảnh chính để đón khách. Quá trình đón tiếp kéo dài khoảng 30 phút, sau đó các nghi lễ chính thức sẽ được diễn ra.

Một vài vấn đề cần lưu ý

Khi thực hiện các thủ tục và nghi lễ trong đám cưới, gia đình cần chuẩn bị kỹ càng và lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Bố trí người mời khách và chuẩn bị lời cảm ơn cho sự hiện diện của quan khách.
  • Sử dụng dịch vụ quay phim, chụp ảnh để lưu giữ những kỷ niệm đẹp trong ngày đặc biệt này.
  • Đảm bảo bàn tiệc đã được bày trí sẵn sàng cho quan khách.
  • Tân lang, tân nương nên chuẩn bị sức khỏe tốt và ăn uống đủ để duy trì sự tươi trẻ và mạnh khỏe.
  • Lễ lại mặt là nghi lễ không thể thiếu sau khi tổ chức đám cưới. Đây là dịp để con cái nhớ công ơn nuôi dưỡng của bố mẹ và tạo sự gắn bó thân thiết giữa hai gia đình.

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm tổ chức tiệc cưới, Asiana Plaza là lựa chọn hoàn hảo. Đây là nơi lý tưởng để bắt đầu cuộc sống hạnh phúc của bạn. Hãy truy cập Fiance media để tìm hiểu thêm về Asiana Plaza và những chương trình ưu đãi đặc biệt trong năm 2021.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thủ tục và nghi lễ trong đám cưới theo phong tục Việt Nam. Asiana Plaza hi vọng rằng thông tin này sẽ giúp bạn có kế hoạch cưới hoàn hảo và trọn vẹn.